Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút. Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ.
Chứng khó ngủ có khi xuất hiện đơn độc, cũng có khi xuất hiện cùng với các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, hay quên. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra như:
Người cao tuổi do chức năng các cơ quan suy giảm, thường có xu hướng ngủ ít hơn, thức dậy sớm hơn.
Do căng thẳng lo âu: Áp lực trong công việc, lo toan trong gia đình, biến cố trong cuộc sống: Học sinh, sinh viên đặc biệt là trước mỗi kỳ thi
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Do dùng thuốc, bệnh lý, lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thời gian ngủ và thời gian thức không hợp lý.Vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
Việc điều trị mất ngủ theo Tây Y hầu như chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện tâm thần: Hưng cảm, trầm cảm…Trên thực tế việc dùng thuốc ngủ rất nguy hiểm nếu quá liều hoặc phụ thuộc (gây nghiện) thuốc kèm theo rất nhiều tác dụng phụ trên hệ thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu…
Giấc ngủ đóng vai trò như là quá trình nạp năng lượng, hồi phục sức khỏe. Sau khi ngủ dậy, con người phải cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, tỉnh táo, tinh thần phấn chấn, tràn trề năng lượng… Mất ngủ là chứng bệnh mạn tính, khó chữa bằng thuốc hóa dược và rất hay tái phát. Việc điều trị, ngoài việc giúp người bệnh ngủ được thì khôi phục giấc ngủ sinh lý mới quyết định đến hiệu quả lâu dài. Trong trường hợp này Đông Y có lợi thế trong quá trình tạo giấc ngủ sinh lý cho bệnh nhân. Dựa trên nguyên tắc lập lại cân bằng âm dương, tạng phủ trong cơ thể. Các vị thuốc như Lạc tiên, nữ lang, tâm sen đã sử dụng cả ngàn năm nay để điều trị mất ngủ. Tác dụng an thần được hiệp đồng (tăng cường) khi phối hợp với các vị thuốc bổ can thận (sơn thù), giải độc gan, tăng cường chức năng gan (diệp hạ châu) trong bài thuốc cổ phương nay được bào chế thành dạng viên nang, đi sâu vào từng thành phần trong bài thuốc:
Lạc tiên (Herba Passiflorae): Thành phần chính là pachypodol, flavonoid, alcaloid có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Giúp chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, hồi hộp, động kinh.
Bá tử nhân (Semen biotae orientalis): Có tác dụng bổ tâm, tỳ, định thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện. Dùng để chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón, kinh giản, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy.
Dạ giao đằng (Polygonum multiflorum): Có tác dụng bổ gan, thận , bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. Chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém
Tâm sen (Embryo Nelumbinis): Thành phần chính là nuciferin, quercetin có tác dụng an thần, chữa rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, chống viêm, giảm đau, giải co thắt cơ trơn, điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp.
Sơn thù (Fructus corni): Có tác dụng bổ can thận, sáp tinh, làm cho tinh khí bền, hạ đường huyết, thanh nhiệt, chống loạn nhịp tim, sáng mắt. Giúp chữa bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, chữa tăng huyết áp.
Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria): Tên gọi khác là Chó đẻ răng cưa. Thành phần chính là flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin có tác dụng giải độc, bảo vệ gan, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch và lợi tiểu.
Khác với các sản phẩm hóa dược, Đông y dựa trên cơ chế lập lại cân bằng âm dương, tạng phủ cho cơ thể. Có như vậy mới tạo ra được giấc ngủ sinh lý – ngủ lâu, sâu giấc, tỉnh dậy sảng khoái, tỉnh táo. Chất lượng giấc ngủ mới là yếu tố quyết định trong mục tiêu điều trị chứng bệnh này.
Theo Tuấn Đạt